Trang chủ » GIẢI PHÁP DINH DƯỠNG TH » Tác dụng của lươn?

Tác dụng của lươn?

tac-dung-cua-luon

Theo Bảng thành phần thức ăn của Viện Dinh dưỡng quốc gia tác dụng của lươn cứ trong 100 gam thịt lươn có: 18.7g chất đạm, 0.9g chất béo, 150mg Phospho, 39mg Canxi, 1.6mg Sắt, vitamin A, D các vitamin B1, B2, B6 và PP…

Lợi ích tác dụng của lươn đối với sức khỏe

Tác dụng của lươn
Tác dụng của lươn

Nguồn protein dồi dào

Thịt lươn có hàm lượng protein cao tương đương với thịt bò. Vì vậy, hàm lượng protein trong nó cũng rất cao nên phù hợp để sử dụng làm nguồn protein cho tất cả các nhóm tuổi, bao gồm cả trẻ em.

Ngăn ngừa thiếu máu

Lươn cũng rất giàu chất sắt. Khi ăn 125 gram thịt mỗi ngày có thể cung cấp 25mg vào cơ thể. Chất sắt là chất cần thiết bổ sung cho cơ thể để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

Phát triển xương và răng

Thịt lươn rất giàu phốt pho. Trong cơ thể, phốt pho ở dạng tinh thể canxi photphat nằm trong xương và răng. Giúp cho xương và răng chắc khỏe hơn và ngăn tình trạng loãng xương.

Giàu vitamin

Lươn cung cấp nhiều loại vitamin như vitamin A và vitamin B với hàm lượng cao. Nên rất tốt cho việc duy trì các tế bào biểu mô và rất hữu ích trong các quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Ngoài ra, trong y học thịt lươn còn có các lợi ích khác đối với sức khỏe như: Bồi dưỡng khí huyết, tiêu trừ phong thấp, chữa 

Ăn lươn có tốt không?

Theo Đông Y tác dụng của lươn có tính cam ôn, bổ kinh tỳ vị. Công năng chủ trị: bổ hư tổn, khu phong trừ thấp, cường kiện gân cốt. Lươn được dùng làm nguyên liệu chế biến nhiều “thực phẩm chức năng”, hỗ trợ chữa nhiều bệnh như: Trẻ biếng ăn suy kiệt, khí huyết suy nhược sau bệnh nặng, sinh đẻ; bổ tỳ vị, gan mật, thanh nhiệt trừ thấp; bổ thần kinh, trợ giúp trí não…

Tác dụng của lươn trong đông y và y hoc hiện đại
Tác dụng của lươn trong đông y và y hoc hiện đại

Trong y học hiện đại, tác dụng của lươn thông qua phân tích hàm lượng dinh dưỡng có trong tôm, các chuyên giá đã chứng minh ăn lươn có nhiều lợi ích tốt như:

  • Ngừa thiếu máu: Lươn cũng rất giàu chất sắt chứa 20 mg / 100 g. Do đó, bằng cách ăn 125 gram thịt mỗi ngày đã có thể đáp ứng nhu cầu sắt ở mức 25 mg mỗi ngày. Chất sắt này cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa thiếu máu.
  • Phòng chữa viêm gan, bổ âm mát gan
  • Chữa chứng suy nhược cơ thể, bồi dưỡng khí huyết, tốt cho người gầy, thể trạng yếu, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ sau sinh, khí huyết không điều hòa.
  • Tốt cho xương khớp, chữa đau nhức xương sống, phong thấp ở người già
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
  • Bổ thần kinh, tăng cường trí não cho những người phải làm việc trí óc
  • Hỗ trợ điều trị sức khỏe tình dục, sinh sản cho cả nam và nữ
  • Chữa bệnh mồ hôi tay, chân

Lưu ý: Người bị bệnh sốt rét, vàng da, kiết lỵ, đầy bụng, khó tiêu, không nên ăn lươn. Người gout hạn chế ăn do đạm trong lươn có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.

Tác dụng của lươn đối với giá trị dinh dưỡng, dược lý

Tác dụng của lươn đối với giá trị dinh dưỡng, dược lý
Tác dụng của lươn đối với giá trị dinh dưỡng, dược lý

So với các thủy sản nước ngọt thì tác dụng của lươn có giá trị dinh dưỡng khá cao:

Người phương Đông còn gọi lươn là thiện ngư (cá lành), trường ngư, hoàng đán, hoàng thiện, hải xà, đán ngư…và đánh giá lươn là một trong “tứ đại hà tiên” (bốn món ngon dưới nước). Theo Đông Y thịt lươn tính cam ôn, bổ kinh tỳ vị. Công năng chủ trị: bổ hư tổn, khu phong trừ thấp, cường kiện gân cốt. Lươn được dung làm nguyên liệu chế biến nhiều “thực phẩm chức năng”, hổ trợ chữa nhiều bệnh như: Trẻ biếng ăn suy kiệt, Khí huyết suy nhược sau bệnh nặng, sinh đẻ.., Bổ tỳ vị, gan mật, thanh nhiệt trừ thấp.., Bổ thần kinh, trợ giúp trí não..

Người Nhật tôn vinh lươn đến mức gọi lươn là “sâm dưới nước”, vì thịt lươn có nhiều vitamin A, đến 5.000UI / 100g lươn so với 40UI/100g thịt bò, thịt lươn cũng có nhiều DHA nên lươn thường được dùng để chế biến món ăn cho các võ sĩ đấu vật Sumo, quyền Anh.

ĐỆ NHẤT LƯƠN BAMBOO – Tinh hoa bữa ăn Gia đình Việt.

  • THỰC PHẨM TH FOOD
  • Địa chỉ: 511 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Hotline: 0971.07.08.08
5/5 - (1 bình chọn)